Cha Mẹ Cho Con Đất Có Cần Chữ Ký Của Những Người Con Khác Không?

Chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai giữa cha mẹ và con cái là nhu cầu phổ biến của các gia đình. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cha mẹ cho con đất đai có cần chữ ký của những người con khác không? Hãy cùng theo dõi nhé.

Căn Cứ Pháp Luật Trong Chuyển Nhượng Quyền Sở Hữu Tài Sản

Căn cứ pháp luật chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản
Chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản tham khảo luật nào? 

Để trả lời cho câu hỏi cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không, người dân có thể tham khảo nội dung các luật sau:

  • Luật Hôn Nhân Và Gia Đình: quy định về mối quan hệ và trách nhiệm pháp lý của các thành viên trong gia đình trong trường hợp đồng sở hữu tài sản.
  • Luật Đất Đai: quy định chi tiết về quyền sở hữu đất và chuyện nhượng quyền sở hữu đất.
  • Luật Dân Sự: quy định liên quan đến quyền của các thành viên trong trường hợp đồng sở hữu tài sản.

Các Trường Hợp Chuyển Nhượng Tài Sản Cho Con Cái

Cha mẹ tặng cho nhà con cái theo quy định pháp luật
Cha mẹ tặng cho nhà con cái. Ảnh: PLO

Nhà Đất Là Tài Sản Chung Của Cha Mẹ

Trường hợp nhà, đất được cho, tặng là tài sản chung của cha, mẹ là trường hợp phổ biến nhất. Căn cứ pháp luật để giải quyết trường hợp này gồm khoản 1 điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình. Nội dung căn cứ luật pháp quy định nếu vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu tài sản thì khi quyết định cho, tặng tài sản đó, cả vợ và chồng đều có quyền quyết định bình đẳng. Do tài sản thuộc sở hữu hợp nhất của vợ và chồng, chỉ cần cả hai cùng đồng thuận ký vào hợp đồng cho tặng, thì hợp đồng đã có giá trị pháp lí mà không cần sự đồng ý hay chữ ký của những người con khác.

Nhà Đất Là Tài Sản Chung Của Cả Hộ Gia Đình

Cho tặng đất là tài sản chung của hộ gia đình
Cho tặng đất là tài sản chung của hộ gia đình. 

Trường hợp cả cha mẹ và con cái cùng đồng sở hữu căn hộ, đất đai thì cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không? Trong trường hợp này bất cứ quyết định nào liên quan đến tài sản đều cần sự đồng thuận của tất cả những người tham gia sở hữu tài sản đó. Trường hợp các thành viên trong gia đình đồng sở hữu nhà ở, đất đai cần thỏa mãn một số yêu cầu sau:

  • Vợ chồng có mối quan hệ hôn nhân, cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và các liên kết này cần được chứng minh qua giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu hoặc giấy khai sinh của con cái.
  • Các thành viên đều sống chung tại một địa chỉ tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
  • Tất cả các thành viên đồng sở hữu tài sản đều có quyền sử dụng đất như nhau.

Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản chung của hộ gia đình là tài sản được chứng thực và xác lập quyền đồng sở hữu theo quy định của bộ luật này. Các quyết định liên quan đến quyền sử dụng hay chuyển đổi chủ sở hữu đều cần có sự đồng thuận của tất cả các thành viên đứng tên đồng sở hữu tài sản.

Căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi thành lập hợp đồng liên quan đến tài sản thuộc sở hữu chung, hợp đồng cần có chữ ký của người đứng tên trong sổ đỏ hoặc người ủy quyền theo pháp luật kí tên thay. Thêm vào đó, căn cứ khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-NTNMT, khi bất cứ ai đứng tên trên sổ đỏ muốn thực hiện cho, tặng tài sản thuộc sở hữu chung, người đó cần nhận được chữ ký đồng thuận của tất cả các thành viên đồng sở hữu tài sản đó. Và văn bản đồng thuận này cần được công chứng theo quy định pháp luật mới có giá trị pháp lý. Như vậy, trường hợp nhà, đất là tài sản thuộc sở hữu chung của cha mẹ và con cái, cha mẹ cần chữ ký đồng thuận của các con để thực hiện cho, tặng theo ý nguyện.

Thủ Tục Cho, Tặng Đất Năm 2025

Thủ tục cha mẹ cho tặng đất con cái
Thủ tục cha mẹ cho tặng đất con cái. Ảnh: Luật Sư X

Tuy cho, tặng là quyết định tự nguyện của cha mẹ nhưng cũng cần thực hiện đầy đủ thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan. Tổng hợp quy trình cho tặng đất đai như sau:

Các Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị

Bên cạnh câu hỏi cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không? Danh sách giấy tờ cần chuẩn bị cũng được nhiều người quan tâm. Việc chuẩn bị giấy tờ sẽ dựa trên nội dung của khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014:

  • Sổ đỏ của căn nhà được cho, tặng.
  • Giấy tờ chứng minh danh tính của người cho và người nhận, trong trường hợp này là cha, mẹ và người con được nhận phần tài sản đó. Loại giấy tờ này có thể là căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ. Điều kiện tiên quyết là tất cả giấy tờ trên đều còn thời hạn và còn hiệu lực.
  • Phiếu yêu cầu công chứng tại Ủy ban Nhân dân Phường hoặc Phòng công chứng trong khu vực.
  • Dự thảo hợp đồng cho, tặng. Cha, mẹ nên tham khảo ý kiến luật sư khi soạn thảo văn bản này để không vi phạm quy định pháp luật và các điều khoản thành lập được lý luận chặt chẽ hơn.

Cơ Quan Thực Hiện Chức Năng Công Chứng

Công chứng giấy tờ quyền sử dụng đất
Công chứng giấy tờ quyền sử dụng đất. Ảnh: Nhu Y Law

Các tổ chức hành nghề công chứng thuộc khu vực nơi có nhà, đất thuộc quyết định cho, tặng như phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng địa phương.

Thời Gian Giải Quyết Hồ Sơ Công Chứng

Hồ sơ công chứng sẽ được giải quyết trong 2 ngày làm việc. Sau đó, bạn sẽ được thông báo nhận kết quả công chứng tại văn phòng công chứng. Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu thông tin hoặc cần xác minh thông tin, nhân viên văn phòng công chứng sẽ liên hệ và hướng dẫn bạn bổ sung hồ sơ tương ứng. Trường hợp cần điều chỉnh và bổ sung hồ sơ, văn phòng công chứng cần tối đa 10 ngày làm việc để giải quyết yêu cầu công chứng.

Lệ Phí Công Chứng

Lệ phí công chứng hợp đồng cho, tặng được quy định rõ ràng tại Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, cụ thể:

  • Trường hợp giá trị quy đổi của nhà ở, đất được cho, tặng dưới 50 triệu đồng, lệ phí được tính là 50.000 đồng cho 1 hồ sơ.
  • Trường hợp giá trị quy đổi của nhà ở, đất được cho, tặng từ 50 đến 100 triệu đồng, lệ phí được tính là 100.000 đồng cho 1 hồ sơ.
  • Trường hợp giá trị tài sản cho, tặng trên 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, lệ phí tương đương với 0,1% giá trị tài sản trong hợp đồng.

Một Số Câu Hỏi Liên Quan

Quy định cha mẹ tặng đất cho con
Quy định cha mẹ tặng đất cho con. Ảnh: Luật Dương Gia

Tặng Cho Con Quyền Sử Dụng Đất Cần Có Sự Đồng Ý Của Những Ai?

Trường hợp đất đai thuộc sở hữu chung của vợ chồng, khi cho tặng chỉ cần sự đồng thuận của cả vợ và chồng mà không cần xét đến sự đồng thuận của con cái.

Trường hợp đất đai là tài sản chung thuộc sở hữu của cả cha mẹ và con cái, khi cha mẹ muốn thực hiện cho tặng cần sự đồng ý của những người con cùng đứng tên sở hữu tài sản đó.

Bố Mẹ Cho Con Đất Có Phải Nộp Thuế Không?

Theo điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thì có tất cả 16 trường hợp được phép miễn đóng thuế và trong đó có cả trường hợp cha mẹ cho, tặng đất cho con thì không cần đóng thuế. Tuy nhiên, bạn cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con cái theo quy định pháp luật.

Bán Đất Có Cần Chữ Ký Của Người Trong Hộ Khẩu Không?

Trường hợp muốn bán nhà, để hợp đồng có hiệu lực, bạn cần có chữ ký của tất cả thành viên thuộc hộ khẩu.

Bố Mẹ Cho Đất Con Trai Con Dâu Có Được Không?

Trong trường hợp đất chỉ thuộc quyền sở hữu của bố mẹ hoặc của riêng bố, mẹ, việc cho tặng con trai hoặc con dâu đều dựa trên ý định chủ quan của bố và mẹ. Trong trường hợp bố mẹ chỉ tặng riêng cho con trai thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của người con trai theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Sau đó, người con trai có thể lựa chọn gộp chung vào tài sản chung của vợ chồng hoặc giữ làm tài sản riêng.

Bố Mất Mẹ Có Quyền Cho Con Đất Không?

Tóm tắt dựa theo bộ luật dân sự 2015, các hàng thừa kế bào gồm: hàng thừa kế thứ nhất có vợ, chồng, và bố mẹ; hàng thừa kế thứ hai gồm ông bà và anh chị em ruột; hàng thừa kế thứ ba gồm cụ và chú bác ruột của người đã mất. Như vậy, mẹ là người vợ thuộc hành thừa kế thứ nhất, có quyền quyết định cho con đất nếu người chồng không để lại di chúc.

Bố Mẹ Cho Đất Con Gái Đã Lấy Chồng Được Không?

Tương tự như trường hợp con trai đã lấy vợ, bố mẹ có thể cho riêng con gái đất và được xem như tài sản riêng của con gái. Sau đó, con gái có thể quyết định giữ làm tài sản riêng hoặc gộp vào tài sản chung của vợ chồng.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không, cùng với căn cứ pháp lý liên quan. Mong rằng thông tin này sẽ hỗ trợ cha mẹ thực hiện thủ tục cho tặng đất cho con dễ dàng hơn.

Compare listings

Compare